Home » KinhNghiemGiaoDich
Quản lý vốn – Từ lý thuyết đến ứng dụng thực tiễn
Thứ Ba, 27 tháng 1, 2015
Chúng ta thường nghe những lời khuyên sáo rỗng, đại loại:
-
Đừng bao giờ mạo hiểm hơn 2% số vốn của bạn trên
mỗi giao dịch
-
Cắt lỗ sớm và để lợi nhuận càng lớn càng tốt
-
Chỉ vào lệnh trade khi tỷ lệ thắng/thua từ 2/1
trở lên
V.v và V.v
Đó là những nguyên tắc vàng trong trading, và hầu như ai
cũng biết những điều đó.
Nhưng mấy ai biết cách áp dụng chúng như thế nào?
Làm sao bạn biết điểm nào nên cắt lỗ là đúng lúc, làm sao để
có tỷ lệ thắng thua 2/1 trên thực tế giao dịch?
Bạn không thể trả lời nhưng câu hỏi trên khi bạn chưa hiểu
rõ chiến lược của mình.
Cho nên, thay vì tập trung vào việc mong muốn tài khoản của
mình thế này thế nọ, hãy tập trung soi xét bạn đang làm gì với tài khoản giao dịch
của mình.
Việc phân tích từng lệnh giao dịch, về có bản có thể giải mã
tất cả. Nó sẽ trả lời cho các câu hỏi sau:
-
Tỷ lệ Lời/Lỗ của chiến lược giao dịch là bao
nhiêu?
-
Tỷ lệ thắng/thua của bạn là bao nhiêu
-
Chuỗi thua lỗ thường kéo dài bao lâu, bao nhiêu
lệnh?
-
Lệnh lỗ lớn nhất là bao nhiêu?
Trả lời được 4 câu hỏi trên sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tài
khoản của mình.
(Để có những điều trên bạn phải backtest chiến lược với data
chuẩn trong vòng 1 năm trở lên. Nếu chưa thì bắt đầu đi là vừa. Oh, làm sao để
backtest???? Trong bài khác tôi sẽ hướng dẫn chi tiết)
Cách tính toán:
Tỷ lệ Lời/Lỗ:
%Lời: Số lệnh thắng/Tổng số lần trade X 100%
%Lỗ: 100- Lời
%/Lời/%Lỗ cho biết số lệnh lời trên số lệnh lỗ. Ví dụ tỷ lệ
lời lỗ là 2:1 thì có nghĩa là cứ trung bình có 2 lệnh thắng sẽ có 1 lệnh lỗ.
Tỷ lệ thắng/thua = Tổng lời trên số lần trade thắng/ Tổng lỗ
trên số lần trade thua
Ví dụ: Tỷ lệ thắng/thua là 3:1 có nghĩa cứ trung bình 3 đồng
bạn kiếm được thì sẽ bị mất 1 đồng
Chuỗi thua lỗ kéo dài nhất: Là tổng số lệnh lỗ liên tiếp nhiều
nhất trong lịch sử giao dịch. Tổng giá trị của những thua lỗ này sẽ cho bạn biết
số tiền cần chịu đừng để có thể sống sót qua giai đoạn thua lỗ đó.
Lệnh thua lỗ lớn nhất: Là lệnh giao dịch bị lỗ nhiều nhất
trong lịch sử. Giống như chuỗi thua lỗ, giá trị của lệnh lỗ lớn nhất sẽ cho bạn
biết cần bao nhiêu vốn để có thể sống sót.
Ứng dụng thực tế:
Nếu tôi muốn đạt được tỷ lệ thắng thua là 3:1, nhưng chỉ đạt
được 2:1, thêm nữa mức rủi ro mỗi lệnh quá lớn hay là tỷ lệ thắng quá nhỏ, thì
tôi cần phải xem xét lại chiến lược giao dịch và sửa đổi cho phù hợp. Nếu đã đạt
được tỷ lệ 3:1 hoặc tốt hơn nữa thì tôi không cần phải làm gì, hoặc có thể xem
xét hạ bớt rủi ro để tối ưu hóa thu nhập.
Nếu tôi muốn tỷ lệ lời lỗ 2:1, nhưng chỉ đạt được tỷ lệ 1:1
thì có nghĩa là có vấn đề với điểm vào ra lệnh. Tôi cần xét lại chiến lược và sửa
đổi. Nếu tôi đạt được tỷ lệ này rồi thì không cần phải làm gì hoặc cải tiến hơn
nữa điểm vào ra lệnh để đạt hiệu suất tối ưu hơn nữa.
Nếu tôi muốn biết số vốn cần có để sống sót qua thời kỳ khó
khăn nào đó, tôi có thể sử dụng kết hợp 2 tiêu chí giá trị của chuỗi thua lỗ
dài nhất và lệnh lỗ lớn nhất để tìm ra câu trả lời hợp lý.
Ví dụ:
Năm 2014 tôi mở một tài khoản 10.000 USD, giao dịch mỗi lệnh
1 lot theo chiến lược ABC, với tổng cộng 65 giao dịch/năm. Trong đó có 42 lệnh
thắng (64%) và 21 lệnh thua (32%), hòa vốn 2 lệnh (4%). Như vậy tính trung bình
cứ mỗi 3 lệnh thì tôi thắng 2 thua 1, tỷ lệ lời lỗ là 2:1. Đây là tỷ lệ hợp lý.
Tuy nhiên, để sáng tỏ hơn nữa, hãy chú ý đến giá trị thành tiền của các lệnh
Lệnh thua tổng cộng 11.996$, trung bình thua mỗi lệnh là
571$, hay tỷ lệ rủi ro là 5.71%. 42 lệnh thắng có lợi nhuận là 104.965$, thắng
trung bình mỗi lệnh 2.499$. Như vậy, chiến lược giao dịch này có tỷ lệ thắng
thua trung bình là 4.87:1.
Mọi người có thể nhìn vào đó và bảo rằng chiến lược này rất
xuất sắc. Nhưng điều đó không nói lên trong dài hạn thì nó vẫn có thể có lời
hay không.
Mục tiêu số 1 của quản lý vốn là tài khoản phải sống sót được trong thời điểm bất lợi nhất. Ví dụ, với tỷ lệ thắng/thua là 4.87/1 và tỷ lệ lệnh lời/lỗ à 2/1 trông có vẻ ổn về lý thuyết, nhưng liệu tài khoản có thể sống sót được nếu nó chịu 21 lần lỗ liên tiếp, tính từ lệnh đầu tiên? Câu trả lời chắc chắn là không. Ta bắt đầu với số vốn 10.000$ và thua tới 11.996$... tài khoản tiêu rồi.
Biết được chuỗi thua lỗ dài nhất trong chiến lược giao dịch
là kế hoạch sống sót quan trọng nhất.
Trong tài khoản ví dụ ở dưới, tôi thua 3 lệnh liên tiếp từ 20/8 đến 8/9/2014. 3 lệnh thua này ngốn mất 2.252$, trung bình mỗi lệnh 750$. Như vậy với 10k ban đầu thì tài khoản này có thể chịu được thua lỗ và không bị cháy. Drawdown (mức lỗ tối đa) là 22.52%.
Trong tài khoản ví dụ ở dưới, tôi thua 3 lệnh liên tiếp từ 20/8 đến 8/9/2014. 3 lệnh thua này ngốn mất 2.252$, trung bình mỗi lệnh 750$. Như vậy với 10k ban đầu thì tài khoản này có thể chịu được thua lỗ và không bị cháy. Drawdown (mức lỗ tối đa) là 22.52%.
Điều này rất quan trọng. Nếu mục tiêu của tôi là giới hạn
drawdown quanh mức 50% và chuối thua lỗ dài nhất là 2,252$ thì tôi cần ít nhất khoảng
4.504$ để mở tài khoản giao dịch. ($4504x50%=2.252$)
Nếu tôi không đủ 4504$ trong tài khoản thì có thể chịu mức
drawdown cao hơn, 75% thay vì 50% chẳng hạn. Như vậy số vốn tối thiểu cần có là
3.002$ (2252X75%)
Mặt khác, nếu chỉ chịu mức drawdown không được lớn hơn 20%, tôi sẽ phải cần tăng vốn ban
đầu lên tương ứng là 11.260 (2.252*20%)
Vì vậy biết được chuỗi thua lỗ dài nhất có thể giúp bạn hình
dung được số vốn cần thiết để vượt qua những giai đoạn thua lỗ liên tục.
Điều quan trọng không kém tiếp theo để có thể sống sót, đó
là Lệnh thua lỗ lớn nhất xảy ra trong quá trình giao dịch. Trong tài khoản ví dụ,
tôi có lệnh lỗ lớn nhất 2310$ vào 18/2/2014, và dĩ nhiên tôi đã sử dụng cách
phân tích rủi ro tương tự để bảo đảm tài khoản không bị cháy, nhưng câu hỏi đặt
ra là: chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi chịu mức lỗ lớn nhất này xảy ra trong chuỗi
thua lỗ dài nhất, tệ hơn nữa nếu tôi phải chịu 3 lệnh lỗ lớn nhất liên tiếp
nhau. Như vậy, tôi phải đối mặt với mức thua lỗ tiềm tàng là 6.930$, hoặc rủi
ro 69.3%!!!!
Xác suất thống kê.
Tôi hoàn thành 65 lệnh trong cả năm giao dịch với chuỗi thua
lỗ dài nhất là 2.252$ và lệnh lỗ lớn nhất là 2.310$. Như vậy có khả năng tôi sẽ
chịu thua lỗ tương tự trong 65 giao dịch tiếp theo. Nếu chúng xảy ra cùng lúc
thì rủi ro thấy được trong 65 lệnh tiếp là 4.562$.
Kết hợp 2 yếu tố trên, mức lỗ tiềm ẩn phải chịu là 4.562$.
Nếu tôi chấp nhận mức drawdown là 50% thì số vốn tối thiểu
ban đầu cần có để mở tài khoản là 9.124$ (9.124*50%=4.562$)
Nếu chấp nhận mức drawdown 75% thì số tiền cần mở tk là
6.082$ (6.082*75%=4.562$)
Nếu chỉ chấp nhận drawdown dưới 20% thì phải cần số tiền
22.810$ (22.810*20%=4.562$)
Oh, 22k là một số tiền lớn, nếu không có đủ thì sao. Nếu vậy
thì tại sao không giảm khối lượng giao dịch lại. Thay vì như ví dụ trên tôi
giao dịch 1 lot, nhưng bạn chỉ cần có 2.281$ mở tài khoản và giao dịch 0.1 lot.
Hoặc thậm chí chỉ cần mở 228$ nếu bạn giao dịch 0.01 lot.
Tóm lại, điều bạn cần ghi nhớ rằng phân tích tài khoản là một việc linh hoạt, và kết quả sẽ thay đổi sau từng giao dịch. Điều quan trọng là bạn cần phải phân tích liên tục để cập nhật hiệu suất đầu tư kịp thời. Tỷ lệ rủi ro, tỷ lệ lời/lỗ, tỷ lệ thắng/thua, chuỗi thua lỗ dài nhất, lệnh thua lỗ lớn nhất thay đổi mỗi khi hoàn thành một giao dịch, do đó bạn phải cập nhật dữ liệu để đạt lợi ích nhiều nhất.
Bài viết này không nhằm đưa ra một bài nghiên cứu quản lý rủi
ro đầy đủ. Mục đích của tôi chỉ là nêu bật lên những việc cần làm để bảo đảm rằng
số tiền của bạn được an toàn tối đa, trong khi lợi nhuận cũng đạt mức tối đa nhất.
Trading là ngành kinh doanh đầy rủi ro.
Và chúng ta chỉ làm việc với tính xác suất mà thôi. Hãy chú ý đến chi tiết và
phân tích tài khoản thường xuyên để đảm bảo xác suất bạn luôn chiến thắng.
Chúc bạn thành công!

- Làm thế nào để trade forex mà vẫn làm được công việc thường ngày
- Kinh nghiệm và bí quyết để trade thắng 80% lệnh
- Thói quen của nhà quản lý tiền (trader)
- Giao dịch thành công với một phương pháp hiệu quả
- Chiến thuật Trade Range
- 6 điều nên tránh trong giao dịch
- Bước Chân Của Trader
- Các phương pháp Trade chắc chắn chết!
- 6 bước lập hệ thống giao dịch (Trading System)
- Thiết Lập Hệ Thống Giao Dịch (Trading System)
- Quản lý vốn
- Lập kế hoạch giao dịch